Đểm mua vé máy bay Vinh đi Hà Nội hãy gọi 0912 935 835 Tổng đại lý phòng vé ALLTOURS hoặc truy nhập phongbanvemaybay.net sẽ giải đáp cho bạn tất cả mọi vấn đề liên quan đến việc mua, trả, hủy, hoàn vé máy
Vé máy bay từ Vinh đi Hà Nội chỉ có chuyến bay của hãng Vietnam Airlines. Phòng bán vé máy bay tại Vinh sẽ cung cấp cho bạn giá vé máy bay Vinh Hà Nội rẻ nhất, chính xác và nhanh chóng nhất. Bạn có thể đặt vé đi Hà Nội sớm nhất để có giá vé rẻ nhất
Hiện nay vé máy bay từ Vinh đi Hà Nội của Vietnam Airlines có hai chuyến bay mỗi ngày với giờ bay như sau:
Chuyến bay VN 1710 xuất phát ở Vinh lúc 8h00,đến Hà Nội lúc 09h00
Chuyến bay VN 1712 xuất phát ở Vinh lúc 18h15, đến Hà Nội lúc 19h15.
Quý khách sẽ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, thuộc huyện Sóc Sơn – TP Hà Nội cách trung tâm thành phố 45km về phía Tây Bắc.
Giá vé máy bay từ Vinh đi Hà Nội của Vietnam Airlines dao động một chiều khoảng 1.298.000 VND đến 1.573.000 VND tuỳ theo hạng vé và thời gian đặt chỗ. Giá vé này đã bao gồm thuế và phụ phí sân bay,chưa bao gồm các phụ phí khác (nếu có). Hãy liên hệ với chúng tôi với số điện thoại: 0912 935 835 để có giá vé tốt nhất, rẻ nhất ngay hôm nay.
Đến với thành phố thủ đô Hà Nội bạn không nên quên ghé thăm Hồ Hoàn Kiếm , chùa Một Cột, hay đến làng gốm Bát Tràng.
Hồ Hoàn Kiếm đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Ba con phố này dài khoảng 1.800m. Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh trong. Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là hồ Gươm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Rùa là một trong bốn vật linh (Long, ly, quy, phượng) trong tâm thức văn hoá dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm có đôi lần nhô lên mặt nước. Thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.
Trong hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bề lung linh bóng nước.
Là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài xây dựng giữa hồ vuông. Cả cụm có tên là đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen gọi là chùa Một Cột, hình vuông, mỗi bề 3m, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,20m; cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi đài dựng bên trên khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc thang xinh xắn dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề “Liên Hoa đài” (Đài hoa sen) ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây chùa.
Sử chép “Lý Thái Tông (1028 – 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, vua cũng được dắt lên đó. Khi tỉnh giấc vua đem việc ấy hỏi các quan. Có người khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của Phật đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Cho các sư chạy đàn, tụng kinh cầu cho vua sống lâu, vì thế gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc)”.
Việc dựng chùa và đài hoa sen tiến hành vào năm 1049. Chưa rõ ngôi chùa như thế nào, chứ qui mô Liên Hoa Đài thì một tấm bia cổ ngay từ đời Lý đã ghi “…Đào hồ Linh Chiếu, giữa hồ vọt lên một cột đá đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vòng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly” (Bia chùa Đọi ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
Như vậy, Liên Hoa Đài thời Lý lớn hơn ngày nay nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dáng cũng phong phú hơn.
Trong thực tế, cụm chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Ngày 11-9-1954, trước khi rút khỏi Hà Nội tạm chiếm, quân đội thực dân Pháp đã cho nổ mìn phá huỷ Liên Hoa Đài. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)
Làng gốm Bát Tràng là một địa điểm rất thu hút khách du lịch.
Ngay từ đầu làng đã bắt gặp những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, rải dài theo ngõ ngách khắp làng; cả hàng mộc, thô cho đến hàng mỹ nghệ đắt tiền… Chợ gốm Bát Tràng là nơi quy tụ những sản phẩm làng gốm. Chợ hoạt động rất nhộn nhịp, nhất là vào ngày cuối tuần. Sáng sáng, hàng nghìn bạn trẻ Hà Nội, khách nước ngoài men theo bờ sông Hồng hoặc theo tàu du lịch trên sông về chợ. Khách thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng. Từ những loại bình, lọ, bát kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén, đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm…
Không chỉ tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà người thợ thủ công dày công nghiên cứu và thậm chí còn được tự tay làm những vật dụng gốm xinh xinh. Là giới thiệu sản phẩm truyền thống tới khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu, nên tới thăm chợ gốm, du khách có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích. Người dân ở đây rất hồn hậu, dễ mến và rất vui lòng trở thành hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư nếu du khách ngỏ ý.
Bát Tràng là một địa điểm thăm quan không thể bỏ qua của khách du lịch khi muốn tìm hiểu về các làng nghề cổ của đất Hà Thành.