Hướng dẫn đi máy bay cho người cao tuổi

Lưu ý khi người cao tuổi đi máy bay

Ở độ cao hàng nghìn mét và tốc độ di chuyển hàng trăm km/h, bạn có thể gặp một số vấn đề về sức khoẻ. Khi ngồi bất động trên ghế máy bay, máu từ chân về tim không được sự co rút trợ giúp sẽ bị sức hút trái đất kéo xuống. Những tế bào máu bị kéo giãn ra và kết lại thành những sợi máu đông dài. Đó chính là hội chứng DVT – chứng máu cục tĩnh mạch.
Các nhà nghiên cứu DVT cho rằng, những chuyến bay dài từ 4 giờ đồng hồ trở lên và những hành khách ngồi chật chội một chỗ rất có nguy cơ vướng phải chứng DVT.

Rủi ro cao với người có bệnh

Những cục máu nhỏ sẽ đe dọa tính mạng khi theo mạch máu chạy lên tới phổi, tim hoặc não bộ. Cục máu đông khi làm nghẽn mạch máu tim sẽ gây nên chứng trụy tim, nếu cục máu đông chỉ cần nhỏ bằng cái đầu kim gút thôi, khi làm nghẹt hay làm vỡ một mạch máu nhỏ trên não của người, sẽ làm cho người đó bị đột quỵ, tê liệt chân tay, bị câm hay nói lắp bắp, nặng thì tử vong ngay mà dân gian hay gọi nôm na là trúng gió.
Chứng DVT trên máy bay gây chứng trụy tim và đột quỵ như khi chúng ta ở dưới đất. Trước đây, người ta thường cho rằng, hội chứng DVT chỉ xảy ra với những hành khách đi máy bay hạng rẻ tiền nhất, nhưng nay thì hội chứng này không chừa một ai, kể cả những người ngồi ở ghế hạng nhất.
Những người cao tuổi hoặc béo phì, tức những người ít hoạt động, thường ở nhóm nguy cơ cao nhất. Những người dễ gặp rủi ro này nhất là những người có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch hoặc phổi; gia đình có vấn đề về đông máu, người hay bị chứng đông máu, bệnh nhân ung thư hoặc đã điều trị ung thư, có phẫu thuật lớn hoặc thay khớp xương hông, xương đầu gối trong vòng 3 tháng trước

Bí quyết đi máy bay dành cho người già

“Những người lớn tuổi nên đi gặp bác sĩ trước mỗi chuyến bay để có thể biết trước những nguy hiểm dễ xảy ra và có được lời khuyên dự phòng hữu ích”, bác sĩ Sharon A. Brangman tại Hiệp hội lão khoa Mỹ nói.
Theo bà, trước khi lên máy bay, người cao tuổi cần làm những điều sau:
* Mang theo mọi loại thuốc cần thiết và để trong túi cầm tay để sử dụng kịp thời.
* Nhờ bác sĩ viết ra mọi vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải, biện pháp chữa trị, loại thuốc đang dùng, liều lượng và cách dùng. Có thông tin này sẽ giúp xử lý kịp thời khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
* Nếu bay qua vùng có thời gian khác nhau, hỏi bác sĩ về thời điểm thích hợp để uống thuốc. Kiểm tra xem loại thức ăn nào có thể gây xung đột với thuốc đang dùng.
* Tiêm phòng cẩn thận. Nếu bay ra nước ngoài, có thể cần phải tiêm phòng trước khi đi.
* Không khí trong máy bay rất khô, nên cần uống nhiều nước trong chuyến bay.
* Đề phòng trước tình trạng nghẽn mạch máu, xảy ra khi các cục máu hình thành trong mạch (thường là ở chân) và làm tắc dòng máu. Ngồi lâu trên máy bay có thể gây ra tình trạng này, nhưng đi loại tất đặc biệt sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này.
* Cẩn thận trước sự lây nhiễm. Rửa tay thường xuyên, dùng dung dịch vệ sinh để rửa tay, đặc biệt là sau khi ở chỗ đông người và trước khi ăn.
 

Viết một bình luận

0829 302 302